SEO Onpage: Hướng dẫn toàn diện [Updated 2023]

June 20, 2023

seo-onpage-cho-nguoi-moi

Bạn biết đấy, SEO Onpage không chỉ là một kỹ năng cần thiết, mà còn là một vũ khí đầy uy lực để bạn chinh chiến bất kỳ hình thức kiếm tiền hoặc kinh doanh Online nào trên website hoặc Blog.

Tuy nhiên mình hiểu rằng những bạn mới tìm hiểu về SEO Onpage có thể sẽ khó khăn hoặc bị rối giữa một rừng thông tin trên mạng và có thể dẫn đến chán nản.

Và đó là lý do tại sao hôm nay mình viết hướng dẫn này.

Mình muốn cho bạn thấy SEO Onpage không phải là một điều gì đó quá khủng khiếp như bạn nghĩ thấy trước đây. Nó không phải là thứ gì đó quá xa vời hoặc phức tạp để bạn cần phải là một chuyên gia kỹ thuật nắm bắt.

Thực tế, SEO Onpage cũng giống như việc bạn học cách nấu một món ăn mới. Bạn cần biết nguyên liệu, công thức, và cách thực hiện đúng. Và khi bạn đã nắm vững, bạn sẽ nhận thấy rằng mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Vậy, hôm nay hãy cùng mình khám phá những bí mật của SEO Onpage, bắt đầu từ những nguyên tắc cơ bản, và dần dần đi sâu vào những kỹ thuật chi tiết hơn.

Và mình hứa rằng, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ nhìn nhận SEO Onpage theo cách hoàn toàn mới. Bạn sẽ có đủ kiến thức để tối ưu Website/Blog của mình để nhận thêm nhiều traffic và tăng cơ hội kiếm tiền Online từ nó.

Nếu bạn đã sẵn sàng thì bắt đầu thôi!


Mục lục bài viết

Khái niệm cơ bản về SEO Onpage


Trước khi khỏi động phần thực chiến mình nghĩ bạn nên bắt đầu từ những điều cơ bản nhất để có một nền tảng vững chắc về SEO Onpage. Từ đó mới tạo cơ sở để phát phát triển những kiến thức chuyên sâu khác một cách dễ dàng sau này.

nghien-cuu-seo-la-gi

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là việc bạn làm một số thao tác tối ưu yếu tố bên trong trang web của bạn như tiêu đề, meta description, cấu trúc url, nội dung, giao diện, tốc độ tải trang và một số yếu tố khác, sao cho các công cụ tìm kiếm (Google, Bing) yêu thích nó và hiển thị vị trí cao trong kết quả tìm kiếm.

thu-hang-cao-tren-google

Cũng có thể nói SEO Onpage điều cơ bản nhất khi nói đến làm SEO Website cũng như là phần quan trọng nhất mà mọi SEOer hay người làm Digital Marketing cần phải nắm. 

Đối với những bạn làm MMO cũng vậy, tập trung vào SEO Onpage sẽ giúp bạn xây dựng một Blog chất lượng cao trong mắt người dùng lẫn Google từ đó cải thiện thứ hạng và tăng cơ hội kiếm tiền từ Blog/website.

Sau khi học SEO Onpage xong, bạn sẽ tìm hiểu thêm một khái niệm khác nữa là SEO Offpage (nghĩa là tối ưu các yếu tố bên ngoài trang web), tuy nhiên nó sẽ khó khăn hơn và hiệu quả cũng không thể so sánh lại SEO Onpage.

Okay, SEO Onpage hiểu đơn giản là vậy thôi.

Tại sao phải tối ưu SEO Onpage?

Để trả lời câu hỏi này một cách thỏa đáng thì trước tiên bạn cần nhớ lại lý do tại sao bạn làm website/Blog.

Bạn muốn xây dựng thương hiệu, tìm kiếm khách hàng và tìm chỗ đứng trong lĩnh vực của mình trước khi kiếm được nhiều tiền. Đúng chứ?

Và tất cả điều đó cần phải có người truy cập cái đã và mình hay gọi đó là traffic.

Để tăng traffic website thì bạn có 2 lựa chọn:

  • Paid traffic: Bỏ tiền ra chạy quảng cáo
  • Free traffic (hay Organic traffic): Tạo ra lượng truy cập miễn phí.

Tất nhiên trong mọi trường hợp thì free traffic vẫn là chân ái, đúng không?

Chưa kể một báo cáo cho thấy Free traffic có tỷ lệ chuyển đổi là 2.4% cao gần 2 lần Paid traffic là 1,3% và Roi của Free Traffic là 748% cao gấp 21 lần so với paid traffic.

Qua đó bạn có thể thấy Free traffic không mất tiền mà còn lại hiệu quả cao.

Và tất nhiên, lựa chọn tốt nhất lúc này chính là SEO vì hầu hết các tìm kiếm trên Internet đều nằm ở các công cụ tìm kiếm.

Khi làm SEO tốt thì website của bạn sẽ có được thứ hạng cao trên Google, Bing và được nhiều người tìm đến. Bạn sẽ có traffic và gia tăng doanh thu.

Và quay lại vấn đề, để làm SEO hiệu quả thì bạn phải bắt đầu với SEO Onpage.

Đơn giản mà, phải không?

SEO chỉ quanh quẩn nhiêu đó thôi, nếu trước đây bạn học SEO mà cảm thấy khó hiểu thì do mấy thầy bà làm phức tạp nó lên. 

Cuối cùng chìa khóa nó cũng chỉ nằm ở chỗ "dùng một số cách để cho website/blog có thứ hạng cao so với người khác"

Okay, mình mong rằng từ giờ trở đi bạn đã biết được lý do tại sao nên tối ưu SEO Onpage rồi ha.

Tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa cho SEO Onpage

Nghiên cứu từ khóa (keyword research) là một bước rất quan trọng khi nói đến SEO nói chung và SEO Onpage nói riêng.

Về cơ bản mình có thể coi nó như một mũi tên dẫn đường, không có nó bạn sẽ không biết mục tiêu của mình là gì và tập trung vào những vấn đề nào.

Đồng thời nghiên cứu từ khóa sẽ cung cấp các cụm từ đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng. Bạn sẽ dựa vào các từ khóa này mà tối ưu SEO Onpage cho phù hợp.

Do đó, mình khuyên bạn nên biết nghiên cứu từ khóa trước khi tiếp tục kéo xuống phần dưới. Không thì bạn chẳng hiểu và áp dụng thế nào đâu.

Nếu bạn còn hơi mơ hồ thì hãy đọc hướng dẫn nghiên cứu từ khóa của mình, ở đó mình đã nói rất kỹ cũng như dùng công cụ hiệu quả nhất.

Okay, khi bạn đã hiểu được rồi, hãy bắt đầu thực chiến SEO Onpage thôi!

Tối ưu thẻ tiêu đề, mô tả meta và URL


Đây là bộ 3 yếu tố SEO Onpage cơ bản nhất mà người mới phải biết, nó sẽ cung cấp các thông tin quan trọng khi hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) của người dùng.

Okay, chúng ta sẽ khám phá từng cái nào!

toi-uu-meta-tag

Tối ưu thẻ tiêu đề (Title Tag)

Hãy tưởng tượng bạn đang đọc một quyển sách.

Bạn sẽ bắt đầu từ tiêu đề để hình dung ra những điều sắp diễn ra, phải không?

Đó cũng là cách mà Google hoạt động.

Thẻ tiêu đề là điều đầu tiên mà Google đọc được. Đồng thời tiêu đề cũng giúp người đọc biết rằng nội dung của bạn có liên quan đến điều họ đang quan tâm hay không.

Nếu bạn chưa hình dung ra tiêu đề trang sẽ xuất hiện trên Google thế nào thì hãy xem hình dưới đây. Nó cơ bản chỉ là cái liên kết màu xanh mà trước giờ bạn hay nhấp.

Tiêu đề cũng là một yếu tố quan trọng quyết định xem người dùng có nhấp vào để đi đến nội dung chi tiết hay không, do đó nếu bạn có một tiêu đề hay thì bạn đã hơn rất nhiều đối thủ khác rồi.

Dưới đây là một số mẹo tối ưu Title tag cho bạn:

  • Sử dụng từ khóa chính: Đặt từ khóa chính của bạn ở phần đầu tiên của Title tag để tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
  • Giới hạn độ dài: Title tag tốt nhất nên giữ trong khoảng 50-60 ký tự để tránh bị cắt bớt trong kết quả tìm kiếm.
  • Khơi gợi cảm xúc: Tạo tiêu đề hấp dẫn và độc đáo để thu hút người dùng nhấp vào trang của bạn. Sử dụng từ "mới", "tốt nhất", "hướng dẫn", "miễn phí" hoặc "giới hạn" có thể kích thích sự tò mò của người đọc.
  • Mô tả nội dung: Sử dụng Title tag để tóm tắt nội dung trang web của bạn một cách ngắn gọn và súc tích. Hãy đảm bảo rằng Title tag phản ánh chính xác về nội dung của trang.
  • Đặt tên thương hiệu: Nếu có thể, hãy đặt tên thương hiệu của bạn ở phần cuối cùng của Title tag để xây dựng nhận diện thương hiệu.
  • Không spam từ khóa: Tránh việc lặp lại từ khóa nhiều lần trong Title tag, điều này có thể được coi là spam và có thể ảnh hưởng đến việc xếp hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
  • Đặt từ khóa ở phần đầu: Đặt từ khóa chính của bạn ở phần đầu tiên của Title tag để nó có trọng số cao hơn trong việc xếp hạng.
  • Sử dụng dấu gạch nối hoặc dấu chấm câu: Sử dụng dấu gạch nối (-) hoặc dấu chấm câu để phân tách các từ khóa trong Title tag. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc của tiêu đề.

Thông thường Google sẽ lấy tiêu đề trang trên website của bạn cho Title tag, tuy nhiên nếu dùng WordPress, bạn hoàn toàn có thể tự chỉnh nó một cách theo ý muốn bằng các plugin SEO.

Ví dụ như mình dùng Rank Math còn không thì bạn có thể dùng Yoast SEO hay AIO SEO đều được.

to-uu-title-tag

Mô tả meta (Meta Description)

Meta description không trực tiếp ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn trên Google, nhưng nó giúp tăng tỷ lệ click-through.

Đó là một đoạn văn ngắn, khoảng 155 ký tự, mô tả nội dung của trang. 

Nó xuất hiện dưới tiêu đề trang trong kết quả tìm kiếm, và giúp người dùng phần nào đưa ra quyết định liệu họ có nên nhấp vào liên kết của bạn hay không.

Để viết một meta description hấp dẫn, hãy chắc chắn rằng bạn đã nêu rõ lợi ích mà người dùng sẽ nhận được khi đọc bài viết của bạn, và sử dụng từ khóa mục tiêu của bạn.

Dưới đây là một số mẹo tối ưu Meta description bạn nên nắm:

  • Tóm tắt nội dung một cách ngắn gọn và hấp dẫn.
  • Giới hạn độ dài trong khoảng 150-160 ký tự.
  • Sử dụng từ khóa chính một cách tự nhiên và hợp lý.
  • Cân nhắc chèn thêm 1-2 từ khóa phụ sao cho thật tự nhiên.
  • Sử dụng từ và cụm từ khơi gợi cảm xúc để thu hút sự chú ý.
  • Định rõ giá trị và lợi ích mà trang web mang lại.
  • Không spam từ khóa.

URL tối ưu (SEO Friendly URL)

Ngày trước khi thì url được coi là một yếu tố SEO quan trọng nhưng bây giờ thì nó ít được quan tâm hơn.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn sẽ lơ là, vì SEO có hàng trăm yếu tố đánh giá, vậy nên làm được cái nào tốt thì vẫn nên làm, đúng chứ?

Bằng chứng là Google vẫn hiển thị URL trên trang kết quả tìm kiếm.

toi-uu-url

Để có một Url chuẩn SEO thì bạn cần tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản sau:

  • Cấu trúc dễ nhìn (ngắn gọn, mô tả nội dung): Đại loại là tenmmiencuaban.com/tieu-de-trang/ thay vì domain.com/123/
  • Có chứa từ khóa: Url nên chứa từ khóa chính của bài viết.

Khi bạn kết hợp 2 yếu tố trên bạn sẽ có một url không chỉ giúp Google hiểu nội dung của trang, mà còn giúp người dùng nhớ đến trang của bạn.

Ví dụ, nếu bạn viết một bài viết về "cách giao tiếp cho người hướng nội" thì URL của bạn có thể là yourwebsite.com/cach-giao-tiep-cho-nguoi-huong-noi

Rõ ràng khi nhìn vào thì bạn sẽ có phần tin tưởng và hình dung ra nội dung đằng sau nó.

Để tối ưu URL chuẩn SEO trên website bạn có thể vào Pemarlink của WordPress và chọn Post name để đặt cấu trúc mặc định là tên bài viết.

thay-doi-cau-truc-permalinks

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng plugin SEO để tối ưu lại trong giao diện soạn thảo nội dung.

toi-uu-url-2

Viết nội dung cho SEO Onpage


Nội dung là cốt lõi của mọi hoạt động Marketing, nếu bạn viết nội dung không tốt thì tất cả những yếu tố SEO khác dù bạn có tối ưu tốt cỡ nào cũng trở nên kém hiệu quả hoặc thậm chí vô nghĩa.

Vì vậy học cách viết nội dung tối ưu SEO Onpage là một kỹ năng vô cùng quan trọng.

Trong phần này mình sẽ cung cấp manh mối cho bạn làm điều đó,

viet-noi-dung-cho-seo

Sử dụng từ khóa được nhắm mục tiêu

Đối với mình mà nói, việc sử dụng từ khóa được nhắm mục tiêu cho SEO vô cùng quan trọng.

Nó sẽ giúp bạn hiểu đối tượng và khách hàng của mình đang gõ gì trên thanh tìm kiếm từ đó bạn sẽ có cơ sở để tạo ra các nội dung chất lượng cao.

Ví dụ như bài viết này mình nhắm mục tiêu đến "SEO Onpage" thì mình sẽ hiểu rằng đối tượng của mình là những bạn mới bắt đầu học SEO, muốn nắm bắt những kỹ năng SEO cơ bản và cách áp dụng. Từ đó sẽ tập trung xây dựng những nội dung giải quyết vấn đề trên.

Để tìm từ khóa tốt được nhắm mục tiêu tốt thì bạn không còn cách nào khác là phải dùng một số công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên dụng, có thể nói đến như Google Keyword Planner, SEMrush và Ahrefs.

Riêng mình thì dùng Kwfinder vì nó là một công cụ trả phí nhưng được cái giá cả phù hợp và data của nó ở thị trường Việt Nam cũng rất lớn, quốc tế thì mình không nói làm gì – perfect luôn.

Các công cụ này không chỉ cho bạn từ khóa mà còn một những thông tin quan trọng khác như khối lượng tìm kiếm, độ khó SEO, xu hướng của từ khóa,...

Một khi bạn đã tìm ra từ khóa, hãy sử dụng chúng một cách hiệu quả trong nội dung của mình. Điều này không chỉ bao gồm việc sử dụng từ khóa trong title tag, meta description hay url như ở trên mà còn rất nhiều vị trí khác mà bạn sẽ gặp trong những phần dưới.

Nội dung có giá trị cao

Mình nghĩ có rất nhiều bạn sẽ gặp một lỗi như mình trước đây là cho rằng tạo ra càng nhiều nội dung thì càng tốt.

Cũng đúng đó, tuy nhiên nó chỉ là 1 phần thôi!

Bạn biết đó mỗi ngày có hàng triệu bài đăng Blog được xuất bản, do đó bạn cần cố gắng để nổi bật hơn trong số đó.

Vậy làm cách nào?

Cách tốt nhất không đâu khác là tạo ra những nội dung giá trị hoặc siêu giá trị.

Nhưng thế nào là giá trị hoặc siêu giá trị?

Đối với mình mà nói, nó cơ bản là giúp người đọc giải quyết triệt để một vấn đề mà họ đang tìm kiếm.

Bạn có lẽ bạn sẽ quen với các hướng dẫn toàn diện trên Blog của mình, hoặc những bài Review chi tiết về các công cụ hỗ trợ Marketing.

Những nội dung này được viết một cách chi tiết và ưu tiên giải quyết mọi vấn đề của người đọc mà họ không cần phải tìm đến nơi khác. Đây cũng là dạng nội dung được Google chú trọng đánh giá cao.

Sử dụng nội dung đa phương tiện 

Hãy thử hỏi bản thân bạn xem nếu bạn lướt một trang web toàn chữ không thì liệu bạn có đủ kiên nhẫn hoặc hứng thú để đọc hết.

Mình cá rằng chắc hiếm, nếu là sách thì được nhưng với các dạng nội dung trực tuyến thì đọc kiểu vậy vô cùng nhám chán, hơn nữa chưa hẳn độ trust sẽ cao.

Vì vậy, trong quá trình viết nội dung cho website bạn hãy sử dụng nội dung đa phương tiện. Điều này bao gồm hình ảnh, video, infographic podcast,…

Nội dung đa phương tiện không chỉ giúp làm cho trang web của bạn trở nên sinh động hơn, mà còn giúp giữ người dùng lưu lại lâu hơn.

Tránh “nhồi" từ khóa

Tuyệt đối nên nhớ điều này, khi viết nội dung hãy tránh việc “nhồi” từ khóa hoặc gọi là “keyword stuffing”. 

Đây là một phương pháp cũ đã bị Google phạt trong nhiều năm qua. Đơn giản là, nếu bạn cố gắng “nhồi” càng nhiều từ khóa vào nội dung càng tốt, Google sẽ nhận ra và có thể hạ thấp xếp hạng của bạn.

Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là tạo ra nội dung mà người dùng thực sự muốn đọc. Nếu bạn nhớ điều này thì bạn sẽ không bị dính vào các hình phạt của Google về "nhồi nhét từ khóa" trong nội dung.

Điều này sẽ liên quan đến mật độ từ khóa mà mình sẽ nói trong chương tiếp theo.

Độ dài bài viết

Chắc hẳn nhiều bạn mới làm SEO sẽ đặt ra câu hỏi đại loại như này:

Tôi nên viết bao nhiêu từ là đủ?

một báo cáo cho rằng độ dài nội dung tốt cho SEO khoảng 1000 từ cho bài đăng Blog tiêu chuẩn, 2000 từ cho bài đăng Blogg dạng dài và 300-500 từ cho các bài báo hoặc sản phẩm.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm và những gì mình nhận được trong những năm tháng làm SEO thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực của bạn và độ khó của từ khóa đó.

Ví dụ như một lĩnh vực cạnh tranh như công nghệ thì thường các từ khóa sẽ rất cạnh tranh, do đó bạn cần viết các nội dung dạng dài khoảng 1500-2000 từ nhằm mở rộng phạm vi nội dung tăng cơ hội xếp hạng.

Tuy nhiên một số lĩnh vực như "đồ gốm truyền thống" thì từ khóa ít cạnh tranh hơn, do đó bạn có thể viết các bài có độ dài khoảng 1000 từ thì đã có nhiều cơ hội xếp hạng cao.

Okay, đó là những điều cơ bản về viết nội dung cho SEO Onpage, tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành tối ưu nội dung mà bạn đã viết.

Tối ưu nội dung SEO Onpage


Việc tối ưu nội dung sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung mà bạn viết có đáp ứng các tiêu chí đánh giá của công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp cải thiện thứ hạng của bạn.

toi-uu-noi-dung-seo-onpage

Dùng H1 cho tiêu đề trang

Thẻ H1 (heading 1) là tiêu đề chính của một trang Web, nếu nói chính xác thì title tag mà bạn vừa học ở phần trên thì mặc định nó sẽ là h1 này, chủ là nền tảng như WordPress cho phép thay đổi độc lập để tối ưu hơn thôi.

H1 được coi là phân cấp lớn nhất của một khung nội dung chuẩn SEO.

Tiêu đề trang sẽ cho Google cũng như người dùng biết được trang đó đang đề cập về vấn đề gì mỗi khi truy cập vào liên kết.

Nếu dưới dạng HTML thì nó sẽ có dạng thế này.

heading1-trong-title

Bạn không rành về kỹ thuật thì mình biết có vẻ hơi khó hiểu, tuy nhiên nếu bạn có một website/Blog làm bằng WordPress thì hầu như bạn không cần lo vì nó đã tối ưu sẵn, còn nếu bạn có thuê dịch vụ code thì cũng cần biết cái này mà nhắc nhở họ hoặc kiểm tra lại cho đúng.

Bên cạnh đó, nếu bạn nào sau này làm landing page bằng Page Builder thì hãy nhớ luôn dùng một H1 trước, rồi tiếp theo thiết kế gì thì thiết kế.

Ví dụ như một Landing page mình làm bằng Thrive Architect được đặt trong heading 1.

dung-heaading1-page-builder

Đối với tiêu đề trang bạn cũng cần sử dụng từ khóa chính giúp Google hiểu hơn về nội dung bên trong đó.

Đồng thời với mỗi trang bạn chỉ có duy nhất h1, còn những phân cấp khác thích thêm bao nhiêu thì tùy bạn.

Sử dụng thẻ Heading để phân cấp nội dung

Ở trên mình đã nói về thẻ h1 là dành cho tiêu đề, đó cũng được xem là phân cấp lớn nhất.

Còn trong quá trình tạo nội dung sau này bất kể là page hay blogpost thì bạn cần sử dụng các thẻ heading nhỏ hơn để phân cấp nội dung.

Cụ thể là từ h2-h6.

Ví dụ như bạn đọc bài viết cách quảng bá Blog dành cho người mới của mình, bạn sẽ thấy một mục lục được tổ chức theo phân cấp vô cùng rõ ràng từ h1-h3. (Tất nhiên tùy vào độ dài nội dung và trường hợp thì sẽ có chiều dài cấp độ khác nhau).

phan-cap-noi-dung-heding

Khi sử dụng các thẻ heading nó sẽ giúp Google hiểu cấu trúc của trang của bạn và nội dung quan trọng nhất.

Tóm lại Trong quá trình dùng các thẻ heading bạn cần lưu ý một số vấn đề:

  • Sử dụng heading từ H1 đến H6 theo đúng thứ tự: Đảm bảo sử dụng heading theo thứ tự từ H1 đến H6 một cách logic và hợp lý. H1 nên được sử dụng cho tiêu đề chính của trang, trong khi H2 đến H6 sẽ được sử dụng cho các phần tiêu đề phụ và phân đoạn nội dung.
  • Chỉ sử dụng một heading H1 trên mỗi trang: Đảm bảo chỉ sử dụng một heading H1 trên mỗi trang để định danh tiêu đề chính của trang đó. Việc sử dụng nhiều heading H1 có thể gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm và làm giảm tính tương thích với SEO.
  • Đặt từ khóa vào heading: Sử dụng từ khóa chính hoặc các từ khóa có liên quan vào heading của bạn để tăng khả năng xếp hạng trang trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng việc đặt từ khóa vào heading vẫn phù hợp và tự nhiên.
  • Đặt tên heading mô tả chính xác nội dung: Chọn các heading có tên mô tả chính xác nội dung của phần đó. Điều này giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung mà trang web cung cấp.
keyword-trong-heading

Sử dụng keyword chính trong 100 từ đầu tiên của nội dung

Nếu bạn thường xuyên đọc Blog của mình và kèm theo một chút chút tinh tế thì bạn sẽ thấy hầu hết các phần mở đầu trên những bài đăng Blog của mình đều có chứa từ khóa chính trong đoạn đầu tiên.

vd-tu-khoa-100-tu-dau-tien

Sở dĩ mình làm như vậy là vì khi Google quét nội dung nó sẽ nhanh chóng thấy được và xác nhận mức độ liên quan giữa tiêu đề, meta description và nội dung cung cấp. Từ đó nó sẽ có những đánh giá tích cực và chính xác hơn trong quá trình index.

Đồng thời dưới góc độ người dùng, cái nhìn đầu tiên rất ấn tượng. Nếu như họ không tìm thấy từ khóa mà họ đang tìm sớm thì khả năng họ thoát ra sẽ khá cao.

Vì vậy hãy cố gắng học cách mở đầu nội dung với từ khóa chính của bạn.

Mật độ từ khóa SEO phù hợp

Mật độ từ khóa được hiểu là số lần từ khóa chính được nhắc lại trên tổng số từ khóa của bài viết,

Ví dụ: keyword bạn research là “Digital Marketing” được xuất hiện 20 lần trong một bài viết 2000 từ thì mật độ của nó là 1%.

Ngày trước, khi mà SEO mới chớm nở, chỉ dựa vào yếu tố này là bạn đã thống thị thứ hạng tìm kiếm rồi đó. Nghĩa là bạn viết một bài nhồi nhiều keyword chính vào thì tự nhiên bạn sẽ lên top.

Tuy nhiên thời thế thay đổi, Google hiểu rằng trải nghiệm người dùng mới là quan trọng, hiện tại mình thấy một số SEOer hoặc các đề xuất từ một số plugin SEO thường gợi ý khoảng 1-2% sẽ tốt.

Tuy nhiên, theo những gì mình làm trên Blog thì một số bài đăng Blog của mình chỉ có mật độ 0,x thì cũng đã có những thứ hạng rất cao.

Do vậy, mình cho rằng đừng cố nhồi nhét từ khóa làm gì. Cứ làm sao cho nó tự nhiên và đem lại đúng giá trị cho người đọc là được.

Để biết mật độ từ khóa bài viết bao nhiêu mà không phải đếm hay tính toán thì bạn có thể kiểm tra nó trong phần đề xuất yếu tố SEO của các plugin SEO WordPress như RankMath hoặc Yoast.

check-mat-do-tu-khoa

Thêm mục lục cho nội dung

Cũng như một quyển sách, đối với các dạng bài đăng Blog bạn nên tạo mục lục cho chúng.

Điều này sẽ giúp Googgle hiểu được cấu trúc tổng thế của bài viết cũng như giúp cho khách truy cập hình dung ra những gì họ sẽ nhận được và cũng nhanh chóng điều hướng đến phần họ muốn.

muc-luc-bai-viet

Ngoài ra, mục lục còn có khả năng được Google index trên kết quả tìm kiếm.

muc-luc-bai-viet-1

Về cơ bản, mục lục là cấu trúc h2-h6 mà mình nói ở trên, nếu bạn dùng WordPress hãy chọn một plugin tạo mục lục như Table content of plus thì nó sẽ tạo tự động cho bạn trên mỗi trang hoặc bài viết.

Trình bày nội dung dễ đọc

Nội dung dễ đọc là một yếu tố không trực tiếp ảnh hưởng đến SEO nhưng nếu nội dung của bạn dễ đọc nó có xu hướng tạo sự ấn tượng cho người đọc và giữ chân họ lâu hơn.

Đó là lý do ngoài viết nội dung hay mình rất chú trọng cách trình bày.

Điều này cũng đơn giản như việc bạn có nội dung hay nhưng thuyết trình kém thì nội dung đó cũng kém theo, vì vậy nội dung hay phải đi kèm với thuyết trình rành mạch, rõ ràng thì mới giúp người đọc cảm nhận được hết giá trị mà bạn đem lại.

Để làm cho nội dung blog của bạn dễ đọc và thu hút độc giả, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

  • Sử dụng đoạn văn ngắn: Viết với các đoạn văn ngắn giúp thông tin dễ tiếp cận hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi người dùng đọc trên thiết bị di động.
  • Tiêu đề Phụ và danh sách: Sử dụng tiêu đề phụ để phân chia nội dung và tạo cấu trúc. Danh sách kiểu bullet points hoặc numbered lists cũng giúp người đọc dễ dàng quét nội dung.
  • Đồ họa và hình ảnh: Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, hoặc video để làm cho bài viết trở nên sinh động và thu hút hơn. Đồ họa cũng giúp giải thích thông tin phức tạp một cách dễ hiểu.
  • Dùng ngôn ngữ đơn giản: Tránh sử dụng ngôn ngữ quá chuyên môn hoặc từ ngữ phức tạp, hãy viết bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu.
  • Định dạng chuẩn: Sử dụng định dạng chữ (bold, italic) một cách hợp lý để nhấn mạnh các điểm quan trọng, nhưng không nên lạm dụng.
  • Kiểm tra chính tả và ngữ pháp: Chắc chắn rằng bài viết của bạn không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp, điều này sẽ tăng tính chuyên nghiệp và uy tín của nội dung.

Tối ưu hóa hình ảnh


Hình ảnh là định dạng nội dung phổ biến trên các Website, nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp nhận nội dung cũng như trải nghiệm người dùng.

Do đó tối ưu hình ảnh là một kỹ năng quan trọng mà bạn cần nắm.

toi-uu-hinh-anh-seo-onpage

Tầm quan trọng của hình ảnh

Hãy nhìn vào một trang web hoặc một bài đăng blog nào, bạn thấy chúng có điều gì đặc biệt không?

Khả năng cao là sẽ có ít nhất 1 vài hình ảnh.

Chính xác là vậy. Hình ảnh không chỉ làm cho nội dung của bạn trở nên sinh động hơn, mà nó còn giúp người đọc cảm thấy đỡ nhàm chán với các khối văn bản.

Đồng thời bạn nên biết bất kỳ công cụ tìm kiếm nào cũng có tab hình ảnh, do đó nếu bạn biết cách tối ưu thì Google sẽ ưu tiên xếp các bức ảnh của bạn đầu tiên. Tất nhiên điều này sẽ là một điểm + cho SEO.

tab-hinh-anh-seo-onpage-namcung

Nhất là một số lĩnh vực như bán hàng Online thì lại càng quan trọng.

Bây giờ mình sẽ chỉ cho bạn một số cách để tối ưu hình ảnh chuẩn SEO nhất.

Đặt tên tệp hình ảnh

Đầu tiên, hãy bắt đầu với cái tên tệp của hình ảnh.

Mình cá rằng phần lớn các bạn mới hoặc thậm chí những người làm SEO lâu năm có thể nghĩ rằng tên tệp hình ảnh không quan trọng, nhưng thực tế không phải vậy.

Mặc dù hiện tại AI đã rất phát triển đến mức nhận diện được hình ảnh và hiểu nó nhưng mình chưa thấy công cụ tìm kiếm nào sẽ dùng AI để đọc hình ảnh trong quá trình lập chỉ mục.

Cơ bản là điều này khá tốn tài nguyên máy chủ và thời gian xử lý.

Do vậy chúng ta chỉ cần áp dụng cách trước giờ mà các chuyên gia SEO sử dụng. Cụ thể là Google sẽ đọc thông tin text của hình ảnh.

Vì vậy, khi bạn đặt tên, hãy đảm bảo rằng nó mô tả hình ảnh và chứa từ khóa mà bạn muốn xếp hạng.

toi-uu-hinh-anh-seo-onpage

Ví dụ, trong bài đăng Blog 8 công việc kiếm tiền tại nhà phù hợp cho sinh viên mình đã đặt tên cho tệp là kiem-tien-tai-nha-cho-sinh-vien.png.

Sử dụng Alt Text

Tiếp theo, hãy nói về Alt Text, nó cơ bản như một mô tả ngắn gọn về hình ảnh của bạn.

Alt giúp Google hiểu hình ảnh và có thể được sử dụng để xếp hạng hình ảnh của bạn trong Tab Images.

Khi viết Alt Text, hãy mô tả hình ảnh một cách chính xác và sử dụng từ khóa của bạn.

Riêng mình thì mình vẫn áp dụng đặt tên hình ảnh như đặt tên cho tệp.

Kích thước và thời gian tải hình ảnh

Cuối cùng là kích thước và thời gian tải hình ảnh.

Bạn hãy nhớ rằng người dùng không thích chờ đợi một trang load quá lâu. Nếu trang web của bạn tải chậm, họ có thể quyết định rời đi, và điều này có thể ảnh hưởng xấu đến xếp hạng SEO của bạn.

Do đó, hãy đảm bảo rằng hình ảnh của bạn được tối ưu hóa về kích thước.

Mình sẽ cho bạn 2 lựa chọn:

  • Tối ưu trước khi tải lên web: Dùng một số website nén ảnh Online như TinyPNG Compressor.io, hay websiteplanet.com chỉ cần bạn tải lên nó sẽ tự động tối ưu và bạn download về xong tải ngược lên website của mình.
  • Dùng một plugin nén ảnh: Nếu bạn dùng WordPress thì có thể dùng một số plugin nén ảnh như ShortPixelEWWW Image Optimizer. Những plugin này có ưu điểm là nén ảnh nhanh chóng, đặc biệt là có khả năng chuyển thành định dạng .webp, đây là một định dạng tối ưu rất tốt cho SEO và tăng tốc độ tải trang.

Bên cạnh đó, hãy xem xét việc sử dụng các phương pháp lazy loading (tải hình ảnh lười biếng) – nghĩa là hình ảnh chỉ được tải khi người dùng cuộn đến nó. Điều này không chỉ giúp tăng tốc độ tải trang, mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng.

Một số plugin WordPress như Lazy load by WProcketSmush giúp bạn một cách dễ dàng mà không cần quá nhiều kiến thức kỹ thuật phức tạp.

Và đó là cách bạn tối ưu hóa hình ảnh cho SEO Onpage.

Nghỉ giải lao xíu và ngẫm lại những gì bạn vừa học trước khi chúng ta đi đến phần sau.

Tối ưu tốc độ tải trang


Google đã từng tuyên bố rằng tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.

Ngoài ra tốc độ tải trang cũng ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng của bạn.

Do đó trong phần này chúng ta sẽ học cách làm cho trang web của bạn nhanh hơn.

toi-uu-toc-do-tai-trang

Tầm quan trọng của tốc độ trang

Google yêu thích những trang web nhanh. Và điều này có lý do. Người dùng không thích chờ đợi.

Một nghiên cứu đã cho thấy rằng cơ hội thoát tăng 32% khi thời gian tải trang đi từ một đến ba giây.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, mà còn ảnh hưởng đến xếp hạng SEO của bạn.

Vì vậy, nếu bạn muốn xếp hạng cao trên Google, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn tải nhanh.

Cách kiểm tra tốc độ trang

Nhưng làm thế nào để biết trang web của bạn tải nhanh hay chậm?

May mắn thay, có nhiều công cụ miễn phí có thể giúp bạn kiểm tra điều này. Một trong những công cụ check Online phổ biến nhất như Google PageSpeed Insights, GTmetrix.

Điều bạn cần làm là chỉ cần nhập URL của trang web của bạn và nó sẽ cho bạn biết thời gian tải trang.

Đồng thời nó cũng chuẩn đoán các yếu tố nào gây ảnh hưởng và đề xuất cơ hội cải thiện tốc độ.

Cách tăng tốc độ trang

Cuối cùng, hãy xem xét một số cách để tăng tốc độ trang. Trước đó mình đã đề cập đến việc tối ưu hóa hình ảnh, nhưng có nhiều điều khác bạn cũng có thể làm:

  • Sử dụng hosting nhanh và đáng tin cậy: Đừng tiết kiệm tiền trên hosting. Một dịch vụ hosting chất lượng sẽ giúp trang web của bạn tải nhanh hơn. Bạn có thể xem một số dịch vụ hosting chất lượng mà mình khuyên dùng tại đây.
  • Sử dụng một CDN (Content Delivery Network): CDN sẽ lưu trữ bản sao của trang web của bạn ở nhiều vị trí trên toàn cầu, giúp nó tải nhanh hơn cho tất cả người dùng của bạn, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của họ.
  • Giảm bớt số lượng plugin: Nếu bạn dùng WordPress bạn nên biết mỗi plugin bạn thêm vào trang web của mình đều yêu cầu tài nguyên để chạy, và điều này có thể làm chậm tốc độ tải trang. Hãy xem xét việc loại bỏ bất kỳ plugin nào không cần thiết.
  • Sử dụng bộ nhớ đệm (Cache): Bộ nhớ đệm cho phép trang web của bạn lưu trữ dữ liệu tạm thời, giúp giảm thời gian tải trang. Bạn có thể sử dụng một số plugin như WProcket, W total cache để cải thiện vấn đề này mà không cần nhiều kiến thức phức tạp.
  • Tối ưu hóa mã nguồn: Các file CSS và JavaScript không được tối ưu có thể làm chậm tốc độ tải trang. Có nhiều công cụ và plugin có thể giúp bạn tối ưu hóa chúng.

Như bạn thấy, tốc độ trang không chỉ ảnh hưởng đến xếp hạng SEO của bạn, mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng – vì vậy đừng bỏ qua nó!

Tối ưu hóa di động (Mobile SEO)


Chúng ta đang sống trong thời đại di động. Ngày nay, hầu hết mọi người sử dụng điện thoại di động của mình để truy cập Internet và tìm kiếm thông tin. Vì vậy, nếu trang web của bạn không được tối ưu hóa cho di động, bạn đang bỏ lỡ một lượng lớn khách hàng tiềm năng. 

mobile-seo

Tầm quan trọng của SEO di động

Google đã công bố rằng họ đang sử dụng “mobile-first indexing”. Điều này có nghĩa là Google sẽ xem xét phiên bản di động của trang web của bạn trước khi xem xét phiên bản máy tính để bàn.

Nếu trang web của bạn không hoạt động tốt trên điện thoại di động, điều này có thể ảnh hưởng đến xếp hạng SEO của bạn.

Ngoài ra, người dùng cũng mong đợi rằng trang web hoạt động tốt trên điện thoại di động của họ. Nếu họ không thể dễ dàng điều hướng hoặc đọc nội dung trên trang web của bạn, họ có thể quyết định rời đi.

Cách tối ưu hóa trang web cho di động

Vậy, làm thế nào để tối ưu hóa trang web cho di động? Dưới đây là một số điểm bạn cần chú ý:

  • Thiết kế đáp ứng (Responsive Design): Trang web của bạn nên tự động điều chỉnh kích thước và bố cục để phù hợp với mọi kích cỡ màn hình. Điều này không chỉ giúp người dùng dễ dàng điều hướng và đọc nội dung, mà còn giúp Google hiểu trang web của bạn.
  • Tốc độ tải trang: Như đã đề cập ở phần trước, người dùng không thích chờ đợi. Đảm bảo rằng trang web của bạn tải nhanh trên thiết bị di động. Bạn có thể sử dụng công cụ như Google’s Mobile-Friendly Test để kiểm tra điều này.
  • Dễ dàng sử dụng: Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn dễ sử dụng trên điện thoại di động. Điều này bao gồm việc có các nút bấm dễ dàng nhấn, nội dung dễ đọc và menu dễ điều hướng.

Bằng cách tối ưu hóa trang web của bạn cho di động, bạn không chỉ cải thiện xếp hạng SEO của mình, mà còn cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt nhất có thể – điều này cuối cùng có thể dẫn đến nhiều khách hàng hơn và doanh thu tăng lên.

Sử dụng Schema Markup


Nếu bạn muốn tăng cường hiệu quả SEO Onpage của mình lên một tầm cao mới, thì Schema Markup chính là công cụ bạn cần.

Nó giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của bạn và có thể giúp nâng cao xếp hạng tìm kiếm của bạn. Hãy cùng khám phá về Schema Markup và cách sử dụng nó nhé.

schema markup

Giới thiệu Schema Markup

Schema Markup, còn được gọi là dữ liệu cấu trúc, là một loại mã HTML mà bạn có thể thêm vào trang web của mình để giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của bạn. Nó có thể mô tả các yếu tố như tiêu đề bài viết, tác giả, ngày đăng, và nhiều hơn nữa.

Khi bạn sử dụng Schema Markup, Google có thể hiển thị nhiều thông tin hơn trong kết quả tìm kiếm của mình, như xếp hạng đánh giá sao, thời gian nấu ăn cho một công thức, hoặc giá của một sản phẩm. Điều này giúp nâng cao sự hấp dẫn của kết quả tìm kiếm của bạn và có thể tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR).

schema-namcung

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng của Schema và các dạng hiển thị của nó ở bài viết này của mình.

Cách sử dụng Schema Markup

Bây giờ, bạn có thể tự hỏi: làm thế nào để sử dụng Schema Markup? Thực ra, nó không quá khó khăn. Dưới đây là các bước cơ bản:

Bước 1: Truy cập Schema.org để xem các loại Schema Markup khác nhau mà bạn có thể sử dụng.

Bước 2: Chọn loại Schema Markup phù hợp với nội dung của bạn.

Bước 3: Sử dụng công cụ như Google’s Structured Data Markup Helper để tạo mã Schema Markup cho trang của bạn.

Bước 4: Thêm mã này vào HTML của trang của bạn.

Bước 5: Sử dụng Google’s Structured Data Testing Tool để kiểm tra xem Schema Markup của bạn có hoạt động đúng cách không.

Và đó là cách bạn sử dụng Schema Markup để cải thiện SEO Onpage. Nhưng hãy nhớ, Schema Markup chỉ là một phần của hình ảnh toàn diện. Hãy cùng tiếp tục để tìm hiểu thêm, nhé!

Tối ưu hóa liên kết nội bộ (Internal Linking)


Liên kết nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SEO Onpage, nhưng thường bị bỏ qua. Chúng giúp Google hiểu nội dung của bạn và cách thức nó được tổ chức, và cũng giúp tăng thời gian người dùng ở lại trang web của bạn. Hãy cùng tìm hiểu thêm về liên kết nội bộ và cách tối ưu hóa chúng, nhé.

internal-link-seo-onpage

Tầm quan trọng của liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ là những liên kết đi từ một trang trên website của bạn đến một trang khác trên cùng một website.

Chúng giúp Google “bò” qua trang web của bạn, hiểu được cấu trúc và nội dung của nó, và xác định xem trang nào là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, liên kết nội bộ cũng giúp người dùng khám phá thêm nội dung trên trang web của bạn, tăng thời gian họ ở lại và giảm tỷ lệ thoát. Điều này không chỉ giúp tăng xếp hạng SEO, mà còn cải thiện trải nghiệm người dùng.

Cách tối ưu hóa liên kết nội bộ

Vậy làm thế nào để tối ưu hóa liên kết nội bộ?

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng bạn có một cấu trúc trang web logic. Nghĩa là, mọi trang trên trang web của bạn nên dễ dàng truy cập từ trang chủ hoặc từ một trang khác trong cùng một mục.

Tiếp theo, khi bạn tạo liên kết nội bộ, hãy sử dụng anchor text mô tả. Điều này giúp Google (và người dùng) hiểu nội dung của trang bạn đang liên kết đến.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là đừng quá mức. Mặc dù liên kết nội bộ quan trọng, nhưng bạn không muốn “quá tải” trang của bạn với quá nhiều liên kết. Điều này có thể gây ra phản ứng phủ định từ cả Google và người dùng.

Lời kết

Bạn vừa hoàn thành một chuyến hành trình dài nhưng đầy giá trị qua thế giới rộng lớn của SEO Onpage. Nhưng hãy nhớ, đây chỉ là điểm khởi đầu. SEO là một lĩnh vực liên tục phát triển và thay đổi, vì vậy việc cập nhật kiến thức và kỹ năng của bạn là một nhiệm vụ không ngừng nghỉ.

Đừng để những cảm giác cảm thấy bị lấn át, bối rối hay mất kiên nhẫn làm bạn từ bỏ. Đừng quên, hành trình của 1000 dặm bắt đầu bằng một bước đi. Và bước đi đầu tiên của bạn đã được thực hiện - bạn đã lắng nghe và học hỏi từ bài viết này.

Hãy tiếp tục kiên trì, hãy tiếp tục tìm kiếm, hãy tiếp tục học hỏi. Vì cuối cùng, bạn sẽ nhận ra rằng không có gì quý hơn kiến thức và kỹ năng mà bạn đã đầu tư vào chính mình. Và tất cả những gì bạn cần là một chút sự kiên nhẫn, một chút niềm tin và một chút dũng cảm để tiếp tục đi đến cuối con đường.

Cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi, chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt. Và chúng ta có thể tạo ra thành công.

Hãy nhớ, SEO Onpage không phải là một điều gì đó bạn hoàn thành và quên đi. Đó là một nghệ thuật, một kỹ năng, một cuộc hành trình. Và hành trình của bạn chỉ mới bắt đầu.

Nên hãy cùng nhau đi tiếp, bạn nhé. Vì cuối cùng, chúng ta đều muốn đi đến cùng một nơi: đỉnh cao của thành công.

Hãy lắng nghe, hãy học hỏi, và hãy vững tin. Bởi vì cuối cùng, chúng ta đều có thể trở thành những người thống trị trong thế giới SEO.

Sợ quên? Chia sẻ và lưu lại...

Nam Cung

Theo dõi mình trên

Về tác giả

Nam Cung là người mình đứng sau Blog này, nơi mình chia sẻ các kinh nghiệm từng trải về làm việc Online và phát triển Online Business. Đặc biệt mình thích nói về Blogging, nơi mà bạn có thể kiếm tiền thụ động với chính đam mê của mình và theo đuổi lối sống du mục số như mình hiện tại.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Bài viết liên quan

Tham gia danh sách của mình để nhận nội dung mới nhất!

>