Nghiên cứu từ khóa: Cách để thống trị đối thủ cạnh tranh của bạn với các từ khóa phù hợp

Viết bởi Nam Cung

Cập nhật: March 5, 2023

Bạn hãy bắt đầu thừa nhận.

Nghiên cứu từ khóa là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên để tăng trưởng doanh nghiệp trực tuyến của bạn.

Trên thực tế các Blogger đều hiểu tầm quan trọng của từ khóa và đặt nó như nền tảng của mọi chiến dịch SEO. Thứ mà chúng ta đã quyết tâm làm Website cũng như theo đuổi những kết quả hàng đầu trên Google và những truy cập miễn phí tiềm năng.

Nếu bạn có Website mà không có lượt truy cập miễn phí thì nó thật vô nghĩa.

Đó là do tại sao nghiên cứu từ khóa trở nên cần thiết, nó giúp bạn hiểu rõ thị trường cũng như cách họ tìm kiếm nội dung, sản phẩm.

Hay nói cách khác, nghiên cứu từ khóa giúp bạn trả lời câu hỏi tìm kiếm ý định của người dùng với:

  • Khách hàng của bạn muốn gì
  • Họ quan tâm đến nội dung nào?
  • Có bao nhiêu người quan tâm đến từ khóa của bạn

Khi đã nắm bắt được các từ khóa mục tiêu bạn có thể tập trung xây dựng nội dung chất lượng xung quanh từ khóa đó, và chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều thứ hạng cao trên Google.

Điều này cũng giúp bạn nhận được nhiều lượt nhấp, khách hàng tiềm năng để thúc đẩy doanh thu Blog.

Vì vậy nếu như bạn muốn thêm nhiều khách hàng, thứ hạng cao, hay nhiều người tham gia danh sách thì có lẽ bài viết này sẽ dành cho bạn.

Trong hướng dẫn này mình sẽ hướng dẫn bạn nghiên cứu từ khóa một cách chi tiết từ cơ bản đến nâng cao. Dù bạn mới bắt đầu mình cũng đảm bảo sẽ không có gì trở ngại bạn.

Được rồi! Sẵn sàng nhặt lấy các từ khóa tiềm năng cho chiến dịch SEO của bạn.

Từ khóa là gì?

Hãy quay lại thời trung học, bạn có nhớ thầy cô của bạn thường yêu cầu gạch chân các từ khóa để xác định các ý chính phải không?

Khi đề cập đến SEO hay nội dung trên Website thì nó cũng hoạt động tương tự.

Nam Cung

Blogger

Từ khóa là những từ hoặc cụm từ xác định một nội dung cụ thể, nó thường được người dùng gõ vào công cụ tìm kiếm để khám phá các nội dung liên quan.

Nếu chuyên sâu hơn nó cũng có thể gọi là truy vấn tìm kiếm hoặc từ khóa SEO.

Ví dụ: Ở bài viết này "nghiên cứu từ khóa" là từ khóa.

Hoặc khi bạn tìm "nồi chiên không dầu" thì đó là một từ khóa, sau khi bạn gõ trên Google thì sẽ nhận được các kết quả liên quan đến từ khóa bạn tìm.

Dễ hiểu, phải không?

Nghiên cứu từ khóa là gì?

Nghiên cứu từ khóa (hay Keyword Research) là nhiệm vụ tìm ra các "cụm từ" phù hợp với Website của bạn để đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng.

Đồng thời việc này cũng giúp bạn chọn ra các từ khóa giúp bạn dễ dàng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.

Chẳng hạn khi bạn điều hành một Blog về đồ nội thất thì các từ khóa có thể là: bàn ghế, giường ngủ, đèn trang trí phòng ngủ,...

Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng?

Mình đã nói nghiên cứu từ khóa là nền tảng của SEO.

Vì vậy hãy nhớ về mục đích ban đầu của bạn - tạo một Blog để kiếm tiền hoặc làm Website kinh doanh Online.

Bạn làm tất cả điều đó đều muốn có được truy cập miễn phí từ Google để hạn chế chi tiền cho các quảng cáo như Facebook, Zalo, Tiktok,...phải không?

Nếu đó không phải mục đích của bạn thì bạn nên dẹp Website để tránh lãng phí tiền bạc.

Nghiên cứu từ khóa giúp bạn định hướng được các từ ngữ phù hợp phát triển nội dung thể nào cho Website. Đồng thời cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng của mình, họ quan tâm đến điều gì, có bao nhiêu người quan tâm và họ gõ truy vấn gì để tìm kiếm thông tin.

Thú vị hơn nữa, nghiên cứu từ khóa giúp bạn xác định độ khó của từ khóa khi xếp hạng, điều này giúp bạn chọn được các từ khóa có tính cạnh tranh ít và tăng khả có mặt trên kết quả đầu của công cụ tìm kiếm.

Bên cạnh đó nó cũng giúp bạn tìm ra những từ khóa mang lại lợi nhuận giúp bạn tăng doanh thu và tiết kiệm tiền cho quảng cáo.

Rất nhiều Blogger hoặc những người mới làm SEO thường không nhận ra tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa nên phát triển nội dung theo hướng không có chủ đích.

Nói cách khác là nội dung không được nhiều người quan tâm hoặc cạnh tranh cao nên hầu như không nhận được những lượt tìm kiếm trên Google.

Được rồi, nếu như bạn đã hiểu các khái niệm cơ bản và nhận ra tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa thì đã đến lúc bắt tay thực hành. 

Truy vấn tìm kiếm là gì?

Truy vấn tìm kiếm dùng để đề cập đến hành động của người dùng với ý định của gõ vào thanh search.

Mặc dù có khá nhiều tranh cãi khi nói đến các loại truy vấn tìm kiếm, tuy nhiên theo quan điểm của mình cùng một số chuyên gia SEO thì có 5 loại thường được sử dụng:

Truy vấn thông tin (Informational queries): Người dùng có ý định tìm hiểu về một điều gì đó. Ví dụ: 

  • WordPress là gì?
  • Các món ăn chay tốt cho tim mạch
  • Làm sao để sửa lỗi máy tính mất kết nối Wifi.

Truy vấn điều hướng (Navigational queries): Ý định tìm kiếm một Website hoặc thương hiệu nào đó trên Internet. Ví dụ: Nam Cung, Tiki, Youtube,...

Truy vấn giao dịch (Transactional queries): Người dùng chuẩn bị muốn mua một sản phẩm nào đó. Ví dụ:

  • Laptop Dell E6540 giá rẻ
  • Điện thoại Redmi note 8 cũ, 

Truy vấn thương mại (Commercial investigation): Người dùng cần một đánh giá hoặc so sánh sản phẩm để đưa ra quyết định mua hàng. Ví dụ:

  • Chuột không dây Dell với Asus, 
  • Đánh giá dịch vụ Email Marketing ActiveCampaign

Truy vấn địa phương (Local queries): Tìm kiếm những địa điểm gần vị trí. Ví dụ: 

  • Quán đồ nướng hải sản gần đây 
  • Sửa laptop ở TPHCM.

Mỗi loại truy vấn này đều nhắm đến mục đích tìm kiếm khác nhau của người dùng, vận dụng linh hoạt được điều này bạn sẽ dễ dàng tìm được các từ khóa phù hợp và tiềm năng để triển khai nội dung.

Từ khóa đuôi ngắn với từ khóa đuôi dài

Có lẽ bạn đầu bạn thường cho rằng, khi nói về từ khóa cho sẽ bạn chỉ cần nó ngắn gọn và có ý nghĩa.

Chẳng hạn như bạn có ý tưởng về một Blog ẩm thực và bạn dự định nhắm mục tiêu bài viết với từ khóa "nấu ăn ngon".

Đơn giản, phải không?

Mình cũng từng như vậy, cho đến khi mình phát hiện từ khóa cho SEO phức tạp hơn những gì chúng ta nghĩ.

Cụ thể từ khóa được chia làm 3 loại chính:

  • Từ khóa đuôi ngắn (short tail keywords): Thường 1 - 2 từ, đề cập chung chung và có lượt tìm kiếm cao.
  • Đuôi trung bình (Middle Tail keywords): Thường có 3 đến 4 từ, lượt tìm kiếm thấp hơn và đề cập đến một nội dung cụ thể.
  • Từ khóa đuôi dài (Long Tail keywords): Thường 4 từ trở lên, đề cập cụ thể đến mục đích tìm kiếm người dùng.

Ví dụ trong một chủ đề du lịch, 3 loại từ khóa có thể lần lượt là:

  • Đuôi ngắn: Du lịch
  • Đuôi trung bình: Du lịch Đà Nẵng
  • Đuôi dài: Địa điểm du lịch đẹp ở Đà Nẵng

Một từ khóa đuôi ngắn rất khó để bạn dùng xếp hạng, nhưng một từ khóa đuôi trung bình hoặc dài sẽ giúp bạn nhận được cơ hội cao hơn.

Đây là một biểu đồ mình dùng để biểu diễn sự khác biệt giữa 3 từ khóa 

bieu-do-hieu-suat-do-dai-tu-khoa

Như bạn thấy tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ tăng dần theo độ dài đuôi của từ khóa, vì khi dài thì nó càng gần với mục đích tìm kiếm của người dùng.

Không tin thì hãy nhớ xem lần tìm kiếm gần nhất bạn đã gõ mấy từ vào thanh Search, mình cá sẽ trên 4 đấy.

Trên thực tế không có loại từ khóa nào tốt nhất, chúng đều có những điểm mạnh và điểm yếu tùy vào trường hợp

Tuy nhiên khi bạn muốn giảm bớt sự cạnh tranh trên kết quả tìm kiếm thì từ khóa đuôi dài luôn nên đứng đầu trong chiến lược SEO của bạn.

Chúng ta sẽ đề cập sâu hơn ở phần dưới.

5 bước nghiên cứu từ khóa chính xác

#1. Tìm ý tưởng từ khóa

Trước khi có được những từ khóa phù hợp, điều cần thiết bạn cần làm là phải tìm kiếm các ý tưởng về từ khóa cần nghiên cứu.

Có hàng tá cách tìm ý tưởng từ khóa, tuy nhiên mình sẽ cho bạn những cách phổ biến và tiềm năng nhất.

Phân tích từ khóa chủ đề Website của bạn

Từ khóa chủ đề hay còn gọi là seed keyword (từ khóa hạt giống) là những từ mang ý nghĩa rộng đề cập đến doanh nghiệp của bạn. Trên thực tế nó cũng bao gồm các ngách mà bạn lựa chọn.

Dựa vào chúng bạn có thể mở rộng quy mô ra hàng trăm thậm chí hàng ngàn từ khóa tiềm năng (miễn là bạn có một phương pháp hợp lý).

Ví dụ khi nói đến Blog của mình (đề cập đến khía cạnh phát triển doanh nghiệp trực tuyến từ Blog) thì chủ đề liên quan sẽ là: 

  • Viết Blog
  • WordPress
  • SEO
  • Email Marketing
  • Kiếm tiền Online (MMO)

Mẹo chuyên nghiệp: Khi dùng WordPress làm Website thì từ khóa chủ đề có thể là các category của bạn.

Bây giờ bạn có thể áp dụng các cách sau đây để mở rộng ý tưởng từ khóa cho chiến lược nội dung của bạn. Mình sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ cách nhưng bạn không nhất thiết áp dụng hết.

Phân tích từ khóa đối thủ cạnh tranh của bạn

Đối thủ cạnh tranh là những mỏ vàng từ khóa để bạn khai thác những ý tưởng tốt nhất. 

Bây giờ bạn hãy gõ từ khóa trong lĩnh vực của bạn trên google để họ báo cáo cho bạn những người đi đầu xếp hạng từ từ khóa đó.

Ví dụ bạn kinh doanh về các mặt hàng giày thể thao thì hãy gõ từ khóa này vào ô tìm kiếm.

Tiếp theo lấy địa chỉ Website của những kết quả hàng đầu cắm nó vào Ahref và chọn mục Organic Keyword, bạn sẽ thấy được những từ khóa mà Website đó đang xếp hạng.

Và đó là những ý tưởng từ khóa tuyệt vời.

nghien-cuu-ahref-giay-the-thao

Nếu bạn muốn mở rộng hơn thì có thể nhấp vào mục Competing domains để nhận được báo các các đối thủ cạnh tranh với tên miền bạn vừa phân tích.

Lấy các ý tưởng đề xuất từ Google, Youtube Suggest

Các công cụ tìm kiếm có một tính năng gọi là Google Suggest được sử dụng nhằm đề xuất các ý định tìm kiếm khi bạn gõ một vài từ khóa chính.

Điều đơn giản bạn phải làm lúc này là bật Google Chrome lên sau đó gõ từ khóa bạn cần tìm kiếm ý tưởng vào khung tìm kiếm.

Rất nhanh thôi bạn sẽ thấy các từ khóa đề xuất kèm theo.

tim-tu-khoa-bang-google-suggest

Trên thực tế những từ này rất tiềm năng, vì chỉ khi có nhiều người quan tâm gõ truy vấn này thì Google mới đề xuất dựa trên tính phổ biến.

Tương tự vậy bạn cũng có thể áp dụng trên Youtube, khi mà nội dung Video cũng ngày càng rộng rãi.

de-xuat-youtube

Mọi người cũng hỏi

Một trong những tính năng năng hay ho để tăng trải nghiệm người dùng là mọi người cũng hỏi được Google đề xuất dựa trên truy vấn tìm kiếm của bạn.

Tìm các từ khóa liên quan được đề xuất trên SERPs

Để cung cấp cho người dùng nhiều thông tin nhất có thể, Google thường đề xuất các từ khóa liên quan trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs), 

hãy gõ từ khóa chủ đề của bạn vào ô tìm kiếm, sau đó kéo xuống dưới dưới cùng bạn sẽ thấy mục các tìm kiếm liên quan được Google đề xuất.

tim-kiem-lien-quan-google

Trong đó có 8 từ khóa liên quan chặt chẽ nhất với từ khóa hạt giống của bạn.

Cũng như Google Suggest, những từ khóa này được khá nhiều người quan tâm.

Bạn cũng có thể tiếp tục nhấn vào các đề xuất và tiếp tục kéo xuống để nhận các từ khóa liên quan.

Và...làm cho cho đến bạn cảm thấy quá đủ.

Wikipedia

Sẽ rất lãng phí nếu như bạn bỏ lỡ một thư viện tài liệu trực tuyến lớn nhất hành tinh, 

Có không ít ý tưởng trong nội dung hoặc một số được sắp xếp thành cách danh mục.

Truy cập wikipedia và gõ từ khóa:

Bạn sẽ thấy một số văn bản giới thiệu, trong đó thường rất giàu từ khóa.

Hoặc bạn có thể thấy một mục lục với những từ khóa tiềm năng.

keyword-wikipedia

Mẹo: Các liên kết thường sẽ là các từ khóa lý tưởng.

Website thương mại điện tử

tim-tu-khoa-trang-tmđt

Nếu bạn có định xây dựng nội dung với mục đích phục vụ Affiliate Marketing, chắc chắn những nền tảng thương mại điện tử sẽ có nhiều từ khóa phù hợp cho bạn.

Hầu những từ khóa tại đây có khả năng mang lại lợi nhuận và thúc đẩy chuyển đổi.

Lựa chọn danh mục liên quan đến chủ đề của bạn, sau đó khám phá các từ khóa trong tiêu đề sản phẩm và nhấp vào để mở rộng nhiều hơn trong phần mô tả.

Đặc biệt nếu phần mô tả đó có gắn các Hashtag thì đó là các từ khóa rất tiềm năng.

tim-tu-khoa-qua-hashtag

Group Faecebook

Mặc dù không quá phổ biến nhưng nhóm Facebook vẫn rất lý tưởng để bạn tìm kiếm từ khóa sản phẩm.

Bạn có thể tham gia vào các nhóm trong lĩnh vực và theo dõi các câu hỏi và trả lời của các thành viên trong đó. Chắc chắn ít nhiều cũng có những từ khóa cho bạn khai thác.

Tìm từ khóa trên diễn đàn

Cá nhân mình không mặn mà gì với diễn đàn vì nó thường khá đa dạng nội dung, đặc biệt ở Việt Nam đa số sẽ thấy những nội dung rao vặt, tuyển dụng hoặc các nội dung mỏng dùng để xây dựng backlink.

Tuy nhiên mình cũng thừa nhận các diễn đàn rất tốt để bạn tìm kiếm từ khóa.

Hãy thử Gõ chủ đề của bạn + diễn đàn để lọc ra các diễn đàn liên quan.

Nếu diễn đàn đó được phân loại ra nhiều danh mục thì rất lý tưởng, bạn có thể tìm kiếm từ khóa trong các tiêu đề hoặc hỏi đáp.

nghien-cuu-tu-khoa-cho-seo-qua-dien-dan

Do phổ biến với các câu hỏi nên trên diễn đàn bạn có thể hiểu được nhu cầu của người dùng và lựa chọn các từ khóa phù hợp với mục đích tìm kiếm của.

Được rồi bạn đã vừa trả qua những cách tìm từ khóa tốt nhất và chắc hẳn bạn đã có một danh sách từ khóa tuyệt vời.

#2. Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa

Công cụ nghiên cứu từ khóa là những cỗ máy đắc lực dành cho những người làm SEO.

Nó sẽ giúp bạn khám phá ra những từ khóa tiềm năng được nhiều người tìm kiếm nhất.

Có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa trên thị trường, tuy nhiên mình sẽ giới thiệu bạn những cái phổ biến và được nhiều người lựa chọn.

Bạn chỉ cần chọn một công cụ nhập từ khóa hạt giống hoặc bất kỳ từ khóa liên quan nào đến nó sẽ có thêm hàng tá ý tưởng từ khóa.

Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí của Google - Keyword Planner

Công cụ này được những bạn mới lựa chọn vì nó cho phép bạn sử dụng hoàn toàn miễn phí, hơn nữa do là của Google nên báo cáo cũng chính xác hơn (trong phạm vi kết quả của Google).

Có điều khuyết điểm công cụ này này được tạo ra không phục vụ mục đích SEO mà là vì phục vụ các nhà quảng cáo cho các chiến dịch của họ.

Tuy nhiên khi chỉ để nghiên cứu từ khóa SEO cơ bản thì Google Keyword Planner vẫn có thể cho bạn các ý tưởng phù hợp.

nghien-cuu-tu-khoa-google-keyword-planner

Keywordtool.io

Cũng tương tự như trên, công cụ này gợi ý cho bạn các từ khóa liên quan chặt chẽ đến từ khóa ban đầu.

Nhập từ khóa của bạn và chọn ngôn ngữ thích hợp sẽ thấy ngay những thứ bạn cần tìm.

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-keywordtool-io

Mặc dù ở phiên bản miễn phí bạn sẽ bị hạn chế những dữ liệu về từ khóa như số lượng tìm kiếm, chi phí nhấp chuột,...Tuy nhiên điều bạn quan tâm cũng chỉ có mỗi từ khóa.

KWFinder

nghien-cuu-tu-khoa-kwfinder

Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí mạnh mẽ mình yêu thích.

Nó có data ở Việt Nam tương đối chính xác và đưa ra nhiều gợi ý từ khóa.

Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều thông tin như số lượt tìm kiếm mỗi tháng, xu hướng và độ khó từ khóa.

Nó cũng cho bạn nhiều lựa chọn từ khóa như câu hỏi, 

SemRush

nghien-cuu-tu-khoa-semrush

Là một công cụ SEO chuyên nghiệp, nó không chỉ cho bạn biết được các từ khóa liên quan đến từ cần tìm mà còn báo cáo nhiều số liệu như.

Bạn cũng có thể nhập url của Website đối thủ và nhận được các từ khóa xếp hạng cho url đó.

Ahref

Ahref không lý tưởng cho những có ngăn sách hạn hẹp, nhưng khi nói về công cụ nghiên cứu từ khóa SEO nó vượt trội hơn bất kỳ cái tên nào khác.

Chỉ cần có ý tưởng về từ khóa hạt giống bạn sẽ được gợi ý hàng ngàn từ khóa liên quan tới nó với đầy đủ số liệu cần thiết.

Đặc biệt Ahref rất mạnh mẽ trong khía cạnh phân tích đối thủ cạnh tranh, chỉ cần biết url đối thủ của bạn chọn Site explorer -> nhấp vào mục organic keywords.

Nhận toàn bộ từ khóa của trang hoặc toàn bộ Website đó.

Trên thực tế chỉ một báo cáo cũng có thể đủ keywords cho bạn bận rộn vài tháng trời.

site-explorer-ahref

#3. Phân tích từ khóa

Lúc này trong danh sách của bạn mình tin rằng có rất nhiều từ khóa tiềm năng và tất nhiên có những từ khóa không thực sự tốt để bạn có được thứ hạng cao trên Google.

Đó là lý do bạn cần phân tích các từ khóa để chọn ra những cái tốt nhất cho chiến lược SEO và nội dung của bạn.

Bây giờ hãy dùng một công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên dụng cho phép bạn thực hiện điều này. Mình khuyên bạn nên sử dụng một công cụ trả phí để có được những dữ liệu tiềm năng nhất mà miễn phí không thể cho bạn.

KWFinder thật sự lý tưởng, bạn có thể dùng thử nó miễn phí 10 ngày qua liên kết này. Mình sẽ dùng KWFinder để làm hướng dẫn cho mục này.

Khi đã có tài khoản bạn hãy đi đến giao diện chính như thế này,

Rắc từ khóa hạt giống của bạn vào thanh search, chọn vị trí và ngôn ngữ phù hợp với đối tượng của bạn.

kwfinder-1

Bây giờ bạn sẽ thấy được các ý tưởng từ khóa liên quan đến chủ đề, giảm cân.

kw-giam-can

Lúc này bạn sẽ thấy một số cột ngoài từ khóa, và chúng ta bắt đầu tìm hiểu các khái niệm của SEO.

  • Keywords: Đó là cột nhận được các từ khóa liên quan từ hạt giống
  • Trends: Xu hướng tìm kiếm của từ khóa được biểu diễn dưới dạng biểu đồ
  • Search: Số lượng người tìm kiếm từ khóa trung bình hàng tháng của 12 tháng trong 12 tháng qua
  • CPC (Cost Per Click): Chi phí trung bình trên mỗi nhấp chuột
  • PPC(Pay Per Click): Mức độ cạnh tranh của CPC
  • KD (Keyword Difficulty): Độ khó SEO của từ khóa 

Bạn có thể nhấp vào tab Auto Complete để mở ra các gợi ý tự động điền trên Google Suggest.

kwfinder-auto-complete

Hoặc tab Question để nhận các từ khóa hỏi đáp.

kwfinder-tab-questions

Tiếp tục hãy nhìn qua nửa bên phải.

ben-phai-kwfinder

Cái vòng tròn hiện chỉ số dưới dạng X/100 là độ khó SEO của từ khóa được tính trên thang điểm 100. Số này càng thấp bạn sẽ có nhiều cơ hội trên Top kết quả Google nếu bạn tối ưu tốt.

tab-phai-giam-can-1

Phần còn lại dưới dạng biểu đề cột biểu diễn khối lượng tìm kiếm trong tháng, bạn cũng có thể nhấp vào Tab Trends để thấy xu hướng của từ khóa.

trends-giam-can

Cuối cùng, phần Search Overview bên dưới là danh sách các Website đang xếp hạng cho từ khóa đó trên kết quả tìm kiếm. Trong đó các cột có ý nghĩa:

search-overview-giam-can
  • URL: Địa chỉ dẫn đến bài viết của Website xếp hạng từ khóa
  • DA (Domain Authority): Thẩm quyền của tên tên miền, dùng để dự đoán mức độ xếp hạng của một tên miền (website).
  • PA (Page Authority): Thẩm quyền của trang, dùng để dự đoán mức độ xếp hạng của một trang cụ thể.
  • CF: Dự đoán mức độ ảnh hưởng của một URL dựa trên số lượng trang liên kết đến nó.
  • TF: Dùng để đánh giá chất lượng của liên kết bằng các nội dung có liên quan tới nó.
  • Links: Số lượng liên kết ngoài (backlink) trỏ về url.
  • FB: Số lượng chia sẻ trên Facebook 
  • LPS: Độ mạnh của liên kết được tính bởi Mangools.
  • Số lượng truy cập ước tính dựa trên vị trí URL, tính toán dựa trên khối lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng.

Bạn cũng có thể nhấp vào nút 3 chấm để bung ra một số tùy chọn để phân tích sâu hơn về URL đó như keywords hoặc backlinks.

tuy-chon-kwfinder

Ngoài nghiên cứu bằng cách gõ từ khóa bạn cũng có thể phân tích URL của Website đối thủ để nhận các từ khóa họ đang có.

Nhấp vào Tab Search by domain, gõ url đối thủ và nhận hết các ý tưởng họ đã xây dựng

phan-tich-url-kwfinder

Được rồi, bạn đã vừa đi qua cơn bão thuật ngữ SEO, nó sẽ gắn bó xuyên suốt với bạn sau này.

Còn giờ hãy giữ đó và phân tích sâu hơn về từ khóa của bạn.

Khám phá khối lượng tìm kiếm

Khối lượng tìm kiếm là số người quan tâm và nhập từ khóa của bạn vào ô tìm kiếm.

Khi con số này cao đồng nghĩa với việc bạn có khả năng nhận được nhiều lượt truy cập.

Mình dùng từ có khả năng.

Lý do bởi vì nó tùy thuộc vào loại từ khóa độ cạnh tranh của nó, các từ khóa đuôi ngắn thường có lượt tìm kiếm từ 10.000-100.000.

Từ khóa trung bình khoảng từ 2-10.000

Và từ khóa đuôi dài từ 100-1000.

Tuy nhiên con số này cũng tùy theo từng lĩnh vực.

Ví dụ một chủ đề như giảm cân các từ khóa đuôi dài thường có khối lượng tìm kiếm cao hơn rất nhiều so với chủ đề viết blog.

Khi triển khai chiến dịch SEO của bạn hãy cân bằng các yếu tố này, một từ khóa đuối ngắn có nhiều lượt tìm kiếm và cạnh tranh cao sẽ gây khó khăn. Ngược lại, từ khóa đuôi dài có độ cạnh tranh thấp nhưng quá ít lượt tìm kiếm thì bạn cũng nên cân nhắc.

Vì vậy hãy cố gắng cân bằng.

Có một điều cần lưu ý, số lượng tìm kiếm không phải là số lượng traffic bạn sẽ nhận được nếu từ khóa đó đưa nội dung của bạn lên Top 1.

Bạn chỉ cần nhận được vài chục phần trăm (thường tới 30) đã là quá hạnh phúc. 

Tuy nhiên, thực tế trang của bạn có thể nhận được lượt truy cập gấp nhiều lần so với khối lượng tìm kiếm đó.

Lý do vì thông thường trên mỗi trang có rất nhiều từ khó được xếp hạng, khi kết hợp lại chúng có thể tạo ra một lượng truy cập không hề nhỏ.

Trên không gian Internet để biết có bao nhiêu người gõ từ khóa của bạn hàng tháng thì cũng không có gì khó. Hầu hết các công cụ nghiên cứu từ khóa đều cho bạn con số ước tính gần số liệu thực tế nhất.

phan-tich-url-kwfinder

Ngoài ra, khi bạn nghiên cứu khối lượng tìm kiếm trên các công cụ khác nhau thì số liệu cũng khác nhau vì mỗi nền tảng đều có cách thu thập dữ liệu riêng và nó không bao giờ chính xác 100% so với thực tế.

Khối lượng tìm kiếm theo mùa

Trong một số lĩnh vực, từ khóa theo mùa có thể hữu ích gia tăng doanh thu cho bạn.

Ví dụ: Bưởi chưng Tết là từ khóa được tìm kiếm khá nhiều vào Tết Nguyên Đán. Vì vậy bạn có thể nghiên cứu và đưa ra chiến lược nội dung trước vài tháng để sẵn sàng đón khách truy cập của bạn.

khoi-luong-tim-kiem-theo-mua

Có một điều cần lưu ý, các công cụ nghiên cứu từ khóa thường đưa ra kết quả tìm kiếm trung bình năm, vì vậy với những từ khóa chỉ nổi bật tại một thời gian ngắn chắc chắn sẽ xảy ra sai số vô cùng lớn.

Xu hướng của từ khóa

Mặc dù không bắt buộc nhưng nếu bạn muốn phát triển nội dung theo hướng bền vững chắc chắn bạn cần phải xem xét xu hướng của từ khóa.

Dùng Google Trends gõ từ khóa bạn cần nghiên cứu và sẽ thấy một biểu đồ hiển thị xu hướng của nó, bạn có thể dùng bộ lọc để chọn ra khoảng thời điểm nhất.

trend-giam-can-ggt

Với một số từ khóa bạn sẽ không nhận được kết quả vì Google thường hiển thị khi dữ liệu đủ lớn. Vì vậy một công cụ nghiên cứu từ khóa như KWFinder sẽ cho bạn biết chính xác hơn.

trend-kwfinder

Một từ khóa tốt thường có xu hướng ổn định hoặc tăng trưởng, nó nói lên nội dung của bạn phù hợp với thị trường. Đồng thời cũng đảm bảo các kết quả SEO của bạn sẽ bền vững trong thời gian dài khi đã lên Top (miễn là bạn làm tốt hơn đối thủ).

Google xu hướng cũng là cũng là cách tốt nhất để bạn xác định thời điểm từ khóa theo mùa có giá trị.

Tỉ lệ nhấp không phải trả tiền CTR (Click Through Rate)

Khi nói về nghiên cứu từ khóa cho SEO, chắc hẳn chúng ta luôn mong muốn có được những traffic miễn phí từ Google, phải không?

Vì vậy khi có được thứ hạng bạn cũng cần có người nhấp vào kết quả của mình.

Trớ trêu thay, Google ngày càng nâng cao trải nghiệm người dùng với các đoạn trích nổi bật, vì vậy một số truy vấn sẽ cho thấy ngay kết quả trên SERPs.

Chưa hết, Google không sống bằng không khí, các quảng cáo Adwords được trả phí ngày càng dành hết vị trí đầu của các từ khóa.

Giải pháp cho bạn...

Bạn cần ước tính tỉ lệ nhấp vào từ khóa của mình. Không chính xác tuyệt đối vì phụ thuộc vào thứ hạng.

Thông thường chỉ có 2 cách cho phép bạn làm điều này.

Thứ nhất là gõ từ khóa của bạn vào ô tìm kiếm của Google và kiểm tra kết quả nhận được. Nếu bạn thấy các đoạn trích nổi bật, hoăc quảng cáo thì khả năng bạn sẽ nhận được ít lượt nhấp.

quảng cáo

Nếu muốn chính xác hơn bạn có thể sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí Ahref hoặc Moz để có được ước tính CTR cho từ khóa của bạn.

so-lan-nhap-chuot

Trên thực tế không phải lúc nào CTR thấp bạn cũng nên bỏ qua. Nếu từ khóa đó có nhiều lượt tìm kiếm thì nó vẫn có giá trị.

Đặc biệt khi bạn biết viết các tiêu đề thu hút thì vẫn có cơ hội nhận được traffic đáng kể.

Độ khó của từ khóa

Bạn biết câu nói biết người biết ta, trăm trận trăm thắng chứ?

Với SEO câu nói này cũng đúng.

Xác định được độ khó của từ khóa giúp bạn dự đoán được khả năng xếp hạng của bạn trên kết quả tìm kiếm.

Thông thường nó bị ảnh hưởng bởi Authority (quyền hạn hay thẩm quyền) của những Website lớn.

Google ưu tiên hiển thị kết quả của những Website có Authority cao như Wikipedia hoặc Tiki thay vì một nội dung được tạo từ một Website mới ra mắt vài ngày.

Có 2 loại thẩm quyền cơ bản: 

Page Authority (PA): Thẩm quyền cấp trang 

Domain Authority (DA): Thẩm quyền cấp tên miền

Cả 2 đều được tính trên thang điểm từ 0-100, số này càng cao bạn sẽ có nhiều cơ hội xếp hạng đầu trên Google.

Vì vậy nếu bạn muốn tăng Authority bạn cần xây dựng nhiều liên kết ngược (backlinks) chất lượng đến site của mình.

Tuy nhiên bạn cũng không cần đặt nặng vấn đề độ khó cạnh tranh với Authority, nếu bạn xây dựng nội dung chất lượng xung quanh từ khóa và liên quan đến mục đích tìm kiếm thì bạn vẫn có cơ hội xếp hạng cao.

Nếu bạn dùng các công cụ nghiên cứu từ khóa như KWFinder, SemRush hay Ahref thì có thể nhận được báo cáo về độ khó SEO của từ khóa.

do-kho-tu-khoa-kwfinder

Và của Ahrefs:

do-kho-tu-khoa-ahrefs

Nó cũng được tính trên thang điểm 0-100, và cũng như khối lượng tìm kiếm khác ước tính có thể khác nhau tùy vào công cụ nghiên cứu từ khóa bạn sử dụng.

Giải pháp cho bạn.

Khi bạn mới phát triển Blog, mình khuyên bạn nên tập trung từ khóa đuôi dài để phát triển nội dung và xây dựng Backlinks, khi bạn có nhiều truy cập tự nhiên Authority của bạn sẽ tăng lên.

Khi đó bạn có thể phát triển nội dung xung quanh những từ khóa có tính cạnh tranh cao.

Chi phí mỗi nhấp chuột (CPC)

Khi bạn vận hành một doanh nghiệp trực tuyến và kiếm tiền từ sản phẩm kinh doanh hoặc Affiliate Marketing

Khi nghiên cứu từ khóa cho SEO bạn nên chú trọng đến chi phí mỗi nhấp chuột cho từ khóa.

Điều này sẽ giúp bạn biết được người dùng có sẵn sàng chi tiền cho từ khóa của bạn.

Một từ khóa có lượt tìm kiếm thấp vẫn có thể đem lại ROI cao so với những từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao nếu CPC đủ cao.

Ví dụ; từ khóa "tự học thiết kế Web" cho thấy những người tìm kiếm từ khóa này có dự định tìm các hướng dẫn thiết kế Web miễn phí, họ không muốn bỏ tiền.

cpc-tu-hoc-thiet-ke-web

Thay vào đó một từ khóa "dịch vụ thiết kế web"  rõ ràng những người tìm đang có ý định trả tiền để thuê người thiết kế.

cpc-dich-vu-thiet-ke-web

Vì vậy những người sẵn sàng chi tiền cho quảng cáo để điều hướng những khách hàng có ý định chi tiền, đó là lý do tại sao CPC cao hơn rất có giá trị cho chiến lược nội dung của bạn.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa những từ có CPC thấp lại vô nghĩa, CPC thấp thường là từ khóa thông tin. Nó là giai đoạn đầu trong hành trình khách hàng, khi bạn điều hướng tốt nó cũng tạo ra chuyển đổi.

Đặc biệt là bạn có những hình thức thu thập thông tin như optin form.

#4: Sử dụng từ khóa

Bây giờ, bạn đã có được các từ khóa chất lượng để thúc đẩy thứ hạng của mình.

Vấn đề là làm thế nào để sử dụng một cách hiệu quả.

Khoảng năm 7-10 năm trước, bạn có thể bắt đầu một bài viết vài trăm từ và nhét nhiều từ khóa...vài ngày sau nội dung của bạn sẽ ở trên kết quả đầu.

Mình ước là giờ điều này còn áp dụng.

Google trở nên thông minh với hàng tá thuật toán.

Bản cập nhật Hummingbird vào năm 2013, Google nói họ muốn hiểu ý nghĩa đằng sau các ý định tìm kiếm hơn là từ khóa cụ thể trên một trang.

Bài học rút ra: nội dung giải quyết được đầy đủ vấn đề cho người dùng sẽ tốt hơn nội dung chỉ khớp với vài từ khóa riêng lẻ.

Thông thường mình sử dụng từ khóa bằng 3 cách sau: 

Nhóm các từ khóa thành một chủ đề

Đây là một trong những cách khá thông minh được nhiều bạn mới áp dụng vì độ hiệu quả cũng như dễ dàng triển khai ý tưởng cho nội dung Website.

Ví dụ bạn có các từ khóa này trong danh sách ý tưởng về chủ đề cách giảm cân:

  • Tập thể dục giảm cân
  • Ăn kiêng giảm cân
  • Uống thuốc giảm cân

Thay vì bạn sẽ viết 3 bài viết có tiêu đề lần lượt là:

  • Cách tập thể dục giảm cân hiệu quả
  • Chế độ ăn kiêng giảm cân nhanh 
  • Cách sử dụng thuốc giảm cân 

Tuy nhiên giờ bạn có thể gói gọn nó trong một bài viết đề cập đến "3 phương pháp giảm cân phổ biến nhất nên áp dụng".

Về cơ bản trong 3 phương pháp bạn sẽ bao gồm tất cả những từ khóa trên nhưng nó vẫn đảm bảo mức độ liên quan và cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho khách truy cập của bạn.

Viết nội dung dài

Nội dung dạng dài là một cách sử dụng từ khóa thông minh được các Blogger & các chuyên gia SEO hàng đầu áp dụng. 

Bằng việc triển khai nhiều từ khóa trên 1 trang, điều này giúp nội dung của bạn trở nên vô cùng chi tiết, đa dạng và giải đáp đầy đủ thông tin cho khách hàng.

Hơn nữa Google thích nội dung dạng dài, theo Hubspot nội dung lý tưởng cho SEO nên dao động từ 2100-2400 từ. Trên thực tế với một số nội dung nền tảng (pillar content) có thể ở mức trên 4000. 

Ngoài ra, nội dung dạng dài cũng tăng cơ hội nhận được backlinks và số lượt chia sẻ từ các mạng xã hội.

Đó cũng là lý do tại sao các bài viết trên Blog của mình thường đạt trên 2000 từ.

Ví dụ bài viết cách tạo Blog cho người mới của mình với hơn 5000 từ. 

Rắc các từ đồng nghĩa vào nội dung

Ý định người tìm kiếm rất đa dạng và ngôn ngữ tìm kiếm của họ cũng tương tự.

Hãy để mình ví dụ.

Đơn giản như người dùng có mục đích kiếm tiền Online, họ có thể sử dụng nhiều từ khóa khác nhau như:

  • Kiếm tiền trên mạng
  • Kiếm tiền trên Internet.
  • Kiếm tiền tại nhà

Như bạn thấy, tất cả những từ khóa này khác nhau về cách đọc nhưng cuối cùng thì nó cũng chỉ trỏ về một mục đích: Kiếm tiền với một thiết bị kết nối mạng.

Chính vì vậy, thay vì sử dụng một từ khóa chính bạn có thể bổ sung thêm các từ đồng nghĩa vào nội dung để bao phủ các ý định tìm kiếm của người dùng để Google hiểu nhiều hơn và cung cấp cho nhiều người dùng.

Thậm chí sau này bạn sẽ thường xuyên thấy từ khóa đồng nghĩa còn đứng top rất nhiều so với từ khóa chính.

Bây giờ đến lượt bạn

Này, khi vọng khi cuộn đến đây bạn đã có được các kỹ năng nghiên cứu từ khóa cho mình, mình chắc chắn đây là chìa khóa để bạn xây dựng nội dung chất lượng và SEO trên công cụ tìm kiếm.

Thật ra nó không có gì quá phức tạp. Tất cả đã có những công cụ nghiên cứu từ khóa làm những phần khó cho bạn.

Công việc khó khăn nhất là bạn chỉ cần chắt lọc ra những keyword tiềm năng và phù hợp với khả năng SEO của bạn.

Bây giờ mình rất muốn lắng nghe ý kiến của bạn. 

Bạn đã có những từ khóa tốt nhất cho nội dung tiếp theo rồi chứ?

Cho mình biết trong comment bên dưới và mình sẽ phản hồi sớm nhất cho bạn.

Sợ quên? Chia sẻ và lưu lại...

Nam Cung

Theo dõi mình trên

Về tác giả

Nam Cung là người mình đứng sau Blog này, nơi mình chia sẻ các kinh nghiệm từng trải về làm việc Online và phát triển Online Business. Đặc biệt mình thích nói về Blogging, nơi mà bạn có thể kiếm tiền thụ động với chính đam mê của mình và theo đuổi lối sống du mục số như mình hiện tại.

  • Trường says:

    Bài viết rất chi tiết luôn ad, em cũng đang học SEO cũng như nghiên cứu từ khóa và học hỏi được rất nhiều từ bài viết này. Chúc ad nhiều sức khỏe và blog ngày càng phát triển ạ.

    • Cảm ơn Trường, rất vui vì bài viết hữu ích cho bạn :))

  • {"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

    Bài viết liên quan

    Tham gia danh sách của mình để nhận nội dung mới nhất!

    >