Xin chào! Hôm nay, mình muốn nói cho bạn về một chủ đề mà mình chắc chắc ai cũng cần phải trải qua khi bắt đầu hành trình kinh doanh hoặc kiếm tiền online.
Đó là "cách mua tên miền (domain)".
Tên miền không chỉ là địa chỉ trực tuyến của bạn, nó cũng là thương hiệu, là dấu ấn cá nhân hay doanh nghiệp của bạn trên không gian mạng toàn cầu.
Mặc dù hiện tại trên thị trường có rất nhiều nơi để bạn mua tên miền, tuy nhiên theo kinh nghiệm 5 năm của mình thì mình khuyên bạn nên mua tên miền tại Namecheap. Ở đây không chỉ cung cấp các tên miền với mức giá hợp lý mà dịch vụ của họ còn rất đáng tin cậy và chất lượng.
Có lẽ bây giờ bạn sẽ cảm thấy hơi lo lắng vì mình sắp mua một dịch vụ ở tận nước ngoài, không giỏi tiếng anh hay không biết cách thanh toán.
Nhưng không sao!
Đó là lý do tại sao mình đã viết bài đăng này. Mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước từ A đến Z để mua tên miền tại Namecheap. Mình hứa là sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều trong việc thực hiện thao tác mua tên miền hoặc sản phẩm nước ngoài.
Đó là tiền đề cho bạn khởi đầu dự án online của mình trong thời gian tới.
Hãy cùng bắt đầu nào!
Namecheap là gì?
Namecheap là một trong những nhà cung cấp tên miền (domain) hàng đầu thế giới. Được thành lập vào năm 2000, hiện nay Namecheap đã phát triển mạnh mẽ và có hơn 10 triệu tên miền đang được quản lý.
Có thể bạn chưa biết: Namecheap đang đứng Top #2 trong những dịch vụ tên miền phổ biến nhất thế giới sau Godaddy.
Ngoài dịch vụ tên miền, Namecheap cũng cung cấp một loạt các sản phẩm số khác như web hosting, quản lý email theo tên miền, bảo mật SSL, và thậm chí cả dịch vụ VPN.
Lợi ích khi mua tên miền từ Namecheap
Không phải tự nhiên mà Namecheap là một lựa chọn hàng đầu trong hướng dẫn xây dựng Online Business của mình. Thật ra sử dụng tên miền tại đây có rất nhiều lợi ích đối với một người mới làm web, hãy cùng mình điểm qua:
- Giá cả phải chăng: Một trong những ưu điểm lớn nhất của Namecheap là giá tên miền rất cạnh tranh. Bạn có thể sở hữu một tên miền đẹp với phần mở rộng xịn như .com, net, .org chỉ với vài đô la cho năm đầu tiên và dưới $15 cho các năm sau.
- Dễ sử dụng: Giao diện của Namecheap được thiết kế một cách trực quan và dễ sử dụng, giúp người mới như bạn có thể dễ dàng đăng ký và quản lý tên miền của mình.
- Bảo mật cao: Bảo mật là một trong những ưu điểm mà mình vô cùng thích Namecheap. Cụ thể là họ cung cấp dịch vụ bảo mật tên miền miễn phí - thứ mà đáng ra bạn phải trả hơn $10 mỗi năm ở nơi khác.
- Nhiều tùy chọn thanh toán: Từ Visa, Mastercard đến PayPal, Namecheap cung cấp nhiều hình thức thanh toán giúp bạn có thêm sự linh hoạt.
- Hỗ trợ khách hàng: Namecheap có một đội ngũ hỗ trợ khách hàng rất chuyên nghiệp, luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn với mọi vấn đề có thể xảy ra. Quan trọng là tốc độ phản hồi rất nhanh.
Đó là những lợi ích mà minh tin rằng bạn đã hiểu tại sao nên chọn mua tên miền trên Namecheap. Mình chắc chắc đây là một quyết định sáng suốt của bạn.
Chuẩn bị gì trước khi mua tên miền tại Namecheap?
Có lẽ bạn đã quyết định mua tên miền từ Namecheap rồi, nhưng trước khi bấm nút “Mua" thì có vài điều bạn cần chuẩn bị:
1. Hình thức thanh toán
Namecheap hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán để giúp bạn có thể dễ dàng hoàn tất giao dịch. Đây là một số hình thức thanh toán mà bạn có thể sử dụng:
- Visa/MasterCard: Đây là phương thức thanh toán phổ biến và tiện lợi nhất.
- PayPal: Nếu bạn không có thẻ tín dụng hoặc muốn giữ thông tin thẻ an toàn, PayPal là một lựa chọn tốt.
Nếu bạn chưa có hình thức thanh toán quốc tế hãy xem hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal và làm thẻ Visa tại đây.
2. Thông tin cần chuẩn bị
- Thông tin cá nhân: Chuẩn bị sẵn sàng thông tin cá nhân của bạn như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ cư trú.
- Tên công ty (nếu có): Nếu bạn đăng ký tên miền cho doanh nghiệp, bạn cũng sẽ cần thông tin về tên và địa chỉ của công ty.
- Ý tưởng về tên miền: Có lẽ quan trọng nhất là bạn cần phải có một ý tưởng rõ ràng về tên miền bạn muốn mua. Hãy nghiên cứu và tạo ra một danh sách các tên miền ưa thích, cân nhắc các tùy chọn đuôi tên miền (.com, .org, .net), và tìm hiểu xem tên miền đó đã được đăng ký chưa. Hãy đảm bảo xem hướng dẫn cách chọn tên miền của mình để có được ý tưởng tên miền hay nhất.
Các bước mua tên miền trên Namecheap
Hãy chuẩn bị một ly cafe và cùng mình thực hành từng bước cụ thể để mua tên miền (domain) tại Namecheap.
Mình có một phiên bản video và text cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên với text mình sẽ cung cấp nhiều kiến thức và kinh nghiệm mới nhất vì nó dễ update.
Bước 1: Đăng ký tài khoản Namecheap
Mặc dù sẽ có rất nhiều hướng dẫn chỉ bạn cách mua tên miền trên Namecheap sẽ đề cập bước này ở phần sau.
Tuy nhiên, nếu làm như vậy bạn sẽ bỏ qua món hời lớn từ Namecheap, cụ thể là họ thường có các ưu đãi cho người mới đăng ký lần đầu. Do đó làm bước này trước thì khả năng bạn sẽ áp dụng được các mã giảm giá Namecheap với chiết khấu lớn.
Trước tiên hãy truy cập vào trang chủ chính thức của Namecheap qua nút bên dưới.
Tiếp tục nhấp vào “Sign up” ở góc trên bên trái của trang web.
Bây giờ bạn hãy điền thông tin cần thiết như:
- Username: Tên người dùng (cái này phải nhớ vì sau này dùng để đăng nhập Dashboard Namecheap).
- Password: Đặt mật khẩu (Nên bao gồm chữ in hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt).
- Confirm Password: Xác nhận mật khẩu.
- First Nam: Tên của bạn.
- Last Name: Họ của bạn.
- Email Address: Địa chỉ Email (nhớ chọn email bạn thường dùng nhất)
Nếu mình đoán không lầm thì đây là lần đầu tiên bạn mua một dịch vụ quốc tế, do đó hãy nhớ đối với mọi thông tin có thể nhập thì bạn không bao giờ được viết dấu. Đây là một tip cơ bản nhưng đặc biệt quan trọng nếu như bạn không muốn rắc rối.
Tick chọn vào mục "Yes, sign me up..."
Cuối cùng nhấp vào “Create Account and Continue".
Bạn sẽ thấy giao diện Dashboard hiện ra thế này là đăng ký thành công.
Tiếp theo bạn có thể nhấp vào logo để về trang chủ hoặc nhấn vào tùy chọn "Domains"
Bước 2: Quay về tìm tên miền
Sau khi bạn dùng 1 trong 2 tùy chọn trên, hãy sử dụng công cụ tìm kiếm ở giữa trang để nhập tên miền bạn muốn mua.
Nhấp vào “Search” để xem các tùy chọn có sẵn.
Bước 3: Chọn tên miền
Bây giờ bạn sẽ thấy tên miền mình vừa nhập kèm trạng thái có sẵn của nó. Nếu bạn thấy có nút "Add to Cart" thì chúc mừng bạn, vì bạn có thể mua nó.
Lưu ý rằng giá tên miền sẽ khác nhau tùy thuộc vào phần mở rộng và thậm chí độ hiếm. Với các đuôi phổ biến như .com, .net .org thường có giá năm đầu khoảng $9-$10 (chưa tính áp dụng coupon). Ngoài ra, bạn hãy để ý phần giá chỗ Retail đó là số tiền bạn sẽ gia hạn ở năm sau.
Trong một số trường hợp tên miền đó đã được đăng ký thì bạn cần phải tìm tên miền khác. Có thể là chọn các gợi ý bên dưới hoặc nhập tìm kiếm lại.
Tiếp theo bạn hãy nhấn vào Check out.
Bước 4: Kiểm tra thời gian mua và bật bảo mật tên miền miễn phí
Tại đây bạn hãy kiểm tra thời gian đăng ký tên miền. Thông thường, bạn sẽ đăng ký trong khoảng từ 1-10 năm. Nếu xác định mua tên miền ở đây luôn bạn có thể bật Auto Renew để Namecheap tự động gia hạn.
Đồng thời đảm bảo hãy bật tùy chọn "Domain Privacy” để bảo vệ thông tin cá nhân của bạn miễn phí.
Nếu bạn có Namecheap Coupon thì hãy nhập ở mục "Promo Code" và nhấn Apply để áp dụng.
Cuối cùng nhấn Confirm Order.
Bước 5: Bổ sung thông tin cho tên miền
Bây giờ họ sẽ hỏi bạn thêm một số thông tin cá nhân:
- Company Name: Tên công ty, doanh nghiệp của bạn. Không có thì cứ ghi tên website/blog dự định làm là được.
- Job title: Chức vụ của bạn. Ai làm Blog cá nhân thì cứ ghi Founder.
- Address Line: Địa chỉ cấp đường, phường/xã, huyện/quận.
- City: Thành phố.
- State/Province: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Zip/Postal Code: Mã vùng tỉnh thành, bạn hãy tra cứu trong bảng Zipcode các tỉnh thành Việt Nam của mình.
- Country: Quốc gia
- Phone Number: Số điện thoại của bạn. Lưu ý là chọn mã vùng điện thoại phù hợp. Việt Nam là +84 sau đó thêm số điện thoại của bạn và bỏ đi số 0 đầu tiên.
- Fax Number: Để trống.
Kiểm tra lại một lần rồi nhấn Continue.
Tiếp tục phần Whois Contact information bạn hãy giữ nguyên và nhấn Continue.
Bước 6: Tiến hành thanh toán
Ở bước này bạn hãy chọn hình thức thanh toán phù hợp.
Với thẻ Visa/MasterCard bạn hãy nhập các thông tin như:
- Name on Card: Tên chủ thẻ (không viết dấu).
- Number Card: Số thẻ.
- MM/YY: Ngày hết hạn của thẻ.
- CVC: 3 số bảo mật của thẻ.
Với PayPal thì nó sẽ tự động chuyển hướng bạn đến trang chủ đăng nhập PayPal và thanh toán.
Nhấn Continue để hoàn tất thanh toán.
Okay giờ bạn chỉ việc chờ một chút cho quá trình diễn ra.
Bước 7. Xác nhận email và hoàn tất
Hãy mở hộp thư của bạn sẽ có một Email xác nhận, đồng thời nhấp vào liên kết dạng "Click here to verify your email address."
Vậy là xong!
Quản lý tên miền Namecheap sau khi mua
Đầu tiên bạn hãy tìm mục "login" trên menu của website Namecheap.
Sau đó đăng nhập vào tài khoản bằng thông tin mà bạn đã tạo.
Bây giờ bạn sẽ ở trang tổng quan "Dashboard" của Namecheap.
Để quản lý tên miền bạn hãy nhấp vào ‘Domain List’ ở menu bên trái.
Một danh sách các tên miền bạn sở hữu sẽ xuất hiện. Chọn tên miền bạn muốn quản lý và nhấp vào ‘Manage’.
Tại đây, bạn có thể thực hiện nhiều tác vụ quản lý như bật tắt gia hạn tự động, bảo mật WHOIS. Đặc biệt là quản lý Nameservers và chuyển hướng.
Câu hỏi thường gặp
Sau đây là một số câu hỏi thường gặp mình được nhiều bạn đặt ra:
Phí gia hạn là bao nhiêu?
Mức phí gia hạn tên miền trên Namecheap thường xuyên thay đổi và phụ thuộc vào loại tên miền bạn sở hữu. Trong phần chọn tên miền ở trên mình đã đề cập nên bạn nên lưu ý để tránh năm sau trả quá đắt nha.
Có những tên miền năm đầu là 1-$2 nhưng gia hạn có khi lên đến hơn $20 hoặc $40 nên đặc biệt lưu ý. Còn .com .net hay org thì không phải lo, cao lắm cũng chỉ $15 thôi. Rẻ hơn hầu hết những nơi khác.
Cách tắt auto-renew?
Để tắt chức năng tự động gia hạn bạn hãy vào quản lý tên miền và gạt nút auto renew là xong.
Có thể chuyển domain từ nơi khác về Namecheap không?
Có, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách sử dụng chức năng ‘Transfer Domain’ trong Dashboard. Đảm bảo bạn đã chuẩn bị mã EPP (mã chuyển đổi) từ nhà cung cấp tên miền hiện tại của bạn.
Nên mua hosting trên Namecheap luôn không?
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tất cả trong một và tiện lợi, việc mua hosting tại Namecheap có thể là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên mua hosting và domain độc lập từ 2 nhà cung cấp để có tính bảo mật và chi phí tối ưu nhất.
Kết Luận
Okay, nếu bạn đã đến đây thì chúc mừng bạn. Bạn vừa trải qua toàn bộ quá trình mua tên miền tại Namecheap rồi. Mình hy vọng rằng qua bài viết này mọi thắc mắc lo lắng của bạn đã được giải quyết.
Nhìn chung thì mua domain không khó như ban đầu bạn nghĩ, đúng không?
Nhưng đây mới chỉ là khởi đầu, nếu bạn muốn xây dựng một website hoàn chỉnh, việc tiếp theo bạn cần làm là mua hosting. Tên miền là địa chỉ của bạn trên internet, thì hosting chính là ‘ngôi nhà’ mà địa chỉ đó dẫn tới. Và để giúp bạn tiếp tục hành trình, mình đã có một hướng dẫn cụ thể về cách mua hosting.
Bước tiếp theo: Mua Hosting
Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ hosting giá cả phải chăng mà chất lượng tốt, Hawkhost có thể là lựa chọn hoàn hảo. Đừng quên đọc hướng dẫn của mình về “Cách mua Hosting Hawkhost làm Website cho người mới” để tiếp tục cuộc hành trình kỳ thú này.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, và nếu có bất kỳ câu hỏi hay góp ý nào, đừng ngần ngại để lại bình luận. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị và thành công trên hành trình kinh doanh online của mình!